DANH MỤC THUỐC NHÌN GIỐNG NHAU, ĐỌC GIỐNG NHAU (LOOK ALIKE SOUND ALIKE “LASA”) TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀNG TUẤN

1. Định nghĩa

  • Thuốc nhìn gần giống nhau (Look Alike – LA): là thuốc được đóng gói trong bao bì trực tiếp (vỉ, viên, ống, lọ, chai, túi) hoặc bao bì gián tiếp (thùng, hộp) tương tự nhau về hình đạng, màu sắc, kích thước và thiết kế trên bao bì.
  • Dưới đây là 2 thuốc có thiết kế bao bì gần giống nhau:

Thuốc đọc gần giống nhau (Sound Alike – SA): là thuốc có tên phát âm tương tự nhau hay có cách viết tương tự nhau VD: Fluconazole – Omeprazol; dobutamin – dopamin; Flunarizin – Cetirizin….

2. Các yếu tố gây nhầm lẫn thuốc LASA

Lỗi nhận thức bằng thị giác.

 

Lỗi nhận thức bằng thính giác.

 

Lỗi ghi nhớ tên thuốc trong thời gian ngắn.

3. Hậu quả liên quan đến LASA

  • Tại Mỹ nhầm lẫn do LASA chiếm 7 – 20% sai sót trong sử dụng thuốc.
  • Tại Anh nhầm lẫn do LASA chiếm 6,2 – 14,7% sai sót trong sử dụng thuốc.

=> Lỗi LASA có thể dẫn đến quá liều, dùng dưới liều hoặc liều không phù hợp. Vì vậy để giảm thiểu nguy cơ sai sót, nhầm lẫn trong kê đơn, cấp phát. Khoa Dược cần xây dựng danh mục thuốc nhìn giống nhau, đọc giống nhau tại bệnh viện hằng năm.

4. Danh mục thuốc nhìn giống nhau, đọc giống nhau tại Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn năm 2024

  • Để tránh nhìn lầm, đọc nhầm hoặc kê nhầm những thuốc có tên hoạt chất, biệt dược tương tự nhau. Giảm thiểu sai sót trong quá trình đưa thuốc đến tay bệnh nhân và nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng thuốc an toàn cho bệnh nhân.
  • Dựa theo Danh mục thuốc của Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn và phương pháp viết chữ “TALL MAN” để khoa Dược xây dựng danh mục thuốc LASA giúp cho các đồng nghiệp dễ thấy phần khác nhau.

Được phục vụ quý khách là vinh dự của chúng tôi!


Tác giả: DS.Võ Quốc Khánh (DLS – TTT)

DS. Bùi Thanh Tùng (DLS – TTT)

Tài liệu liên quan

  1. Bộ Y tế (2022), Dược thư Quốc gia Việt Nam.
  2. Link tham khảo