DANH MỤC THUỐC NGUY CƠ CAO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀNG TUẤN

I. Định nghĩa

Thuốc nguy cơ cao (High risk medication) là thuốc có nguy cơ gây ra tổn thương đáng kể khi sử dụng sai cách các loại thuốc này. Tần suất các sai sót xảy ra với các thuốc này không cao, nhưng khi sai sót hậu quả nghiêm trọng hơn so với các thuốc khác.

II. Các nhóm thuốc nguy cơ cao thường gặp

Căn cứ vào quyết định số 1088/QĐ-BYT ngày 04/04/2013 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế về việc ban hành hướng dẫn hoạt động giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám, chữa bệnh. Bệnh viện đa khoa Hoàng Tuấn xây dựng danh mục thuốc nguy cơ cao:

1. Thuốc tim mạch

5. Thuốc chống loạn nhịp

Adrenalin

Amiodaron

Noradrenalin

6. Opioid và hướng thần

Phenylephrin

Morphin

Dopamin

Fentanyl

Dobutamin

Tramadol

2. Heparin và chống đông

Ketamin

Heparin

Midazolam

Warfarin

Diazepam

Acenocoumarol

7. Insulin

Các nhóm khác

Nhanh, chậm, trộn

Rivaroxaban

8. Thuốc đái tháo đường

3. Điện giải, ưu trương

Metformin

Glucose 20%, Glucose 30%

Gliclazid

Kali clorid 10%

9. Thuốc cản quang

Magnesi Sulfat 15%

Iohexol

4. Thuốc mê, tê

Iobitriol

Propofol

 

Bupivacain

 

Bảng: Danh mục thuốc nguy cơ cao tại BVĐK Hoàng Tuấn năm 2024.

III. Các yếu tố nguy cơ thường gặp liên quan đến các thuốc có nguy cơ cao như sau        

  1. Chuẩn bị thuốc không đúng cách

– Pha loãng không chính xác.

– Tính toán sai liều lượng nồng độ

  1. Đường dùng không chính xác

– Nhầm lẫn giữa các chế phẩm tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm ngoài màng cứng.

  1. Nhìn giống nhau đọc giống nhau (LASA)

– Sản phẩm đọc giống nhau hoặc có bao bì nhìn giống nhau

  1. Nhãn thuốc được ghi không rõ.

– Nồng độ và tổng số khối lượng không rõ ràng trên nhãn hộp đựng/ống tiêm.

  1. Biện pháp quản lý thuốc nguy cơ cao

– Đặt thuốc ở vị trí tách biệt và dán nhãn thuốc nguy cơ cao.

– Ghi đầy đủ rõ ràng tên thuốc, hàm lượng, dạng bào chế và liều trong y lệnh.

– Thuốc được cấp cần được kiểm tra trực tiếp giữa người giao và người nhận         

– Thường xuyên theo dõi và báo cáo phản ứng có hại về thuốc nguy cơ cao

Được phục vụ quý khách là vinh dự của chúng tôi!


Tác giả: DS.Võ Quốc Khánh (DLS – TTT)

Tài liệu tham khảo:

  1. Quyết định 1088/QĐ-BYT ngày 04/04/2013 về việc ban hành hướng dẫn hoạt động giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại các cơ sở khám, chữa bệnh của Bộ Trưởng Bộ Y Tế.
  2. MOH Malaysia “GUIDELINE ON SAFE USE OF HIGH ALERT MEDICATIONS (HAMs)” 2nd Edition 11/2020.