1. Lợi ích của việc chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống
– Tiện lợi và thoải mái cho bệnh nhân (đi lại và xuất viện)
– Ít tác dụng không mong muốn liên quan đến tiêm TM (huyết khối, nhiễm khuẩn catheter, đau).
– Thời gian nằm viện ngắn hơn, nguy cơ nhiễm chéo và nhiễm khuẩn mắc phải ở BV thấp hơn.
– Giảm thiểu chi phí liên quan đến thuốc và dịch vụ y tế.
2. Tiêu chí khuyến khích chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống theo đánh giá lâm sàng
2.1 Tiêu chuẩn chuyển đổi ở người lớn
Một trong những rào cản lớn trong việc chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống là sự sẵn có kháng sinh phù hợp để chuyển đổi và nguy cơ đợt nhiễm trùng tái phát sau khi chuyển đổi. Các phác đồ theo kinh nghiệm hiện nay khuyến cáo xem xét chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống sau liệu trình ngắn 48-72 giờ kháng sinh đường tiêm và bệnh nhân phải đáp ứng cải thiện lâm sàng tại bảng 1.

– Trẻ dùng được thuốc đường uống hay qua sonde (không nôn, tiêu chảy…);
– Dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng, marker nhiễm khuẩn cải thiện;
– Có sẵn kháng sinh đường uống phù hợp. Lưu ý đặc biệt với trẻ ở các độ tuổi khác nhau do chống chỉ định một số kháng sinh (nhất là nhóm fluoroquinolon). Trong những trường hợp này, việc đối chiếu các tài liệu chuyên môn nhi khoa cũng như hội chẩn giữa bác sĩ truyền nhiễm, bác sĩ nhi, bộ phận vi sinh và dược lâm sàng là cần thiết để đưa ra quyết định tối ưu.
3. Các hình thức chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm/truyền sang đường uống trong điều trị
3.1 Chuyển đổi tiếp nối (sequential therapy)
Chuyển đổi từ kháng sinh đường tiêm sang kháng sinh đường uống cùng hoạt chất.
3.2 Chuyển đổi chuyển tiếp (Switch therapy)
Chuyển đổi từ kháng sinh đường tiêm sang kháng sinh đường uống cùng nhóm, nhưng kháng sinh đường uống có thể là hoạt chất khác, có cùng hoạt lực và phổ tác dụng
3.3 Chuyển đổi xuống thang (Scale down therapy)
Chuyển đổi từ kháng sinh đường tiêm sang kháng sinh đường uống khác có thể cùng loại, cùng nhóm hoặc khác nhóm với kháng sinh đường tiêm. Tuy nhiên, tần suất, liều dùng và phổ tác dụng có thể không hoàn toàn tương tự như kháng sinh đường tiêm.
3.4 Bốn nhóm kháng sinh áp dụng chuyển từ đường tiêm/truyền sang đường uống
Bảng 3: Phân loại và các hình thức chuyển đổi IV-PO
Nhóm |
Định nghĩa |
Kháng sinh |
Hình thức |
1 |
Kháng sinh có sinh khả dụng đường uống cao (>90%), hấp thu tốt và dung nạp tốt ở liều tương tự liều đường tiêm |
Levofloxacin, moxifloxacin, linezolid, metronidazol, azithromycin |
Nối tiếp, giữ nguyên liều |
2 |
Kháng sinh có sinh khả dụng đường uống thấp hơn (70-80%) nhưng có thể bù trừ bằng tăng liều của kháng sinh uống |
Ciprofloxacin |
Nối tiếp Điều chỉnh chế độ liều |
3 |
Kháng sinh có sinh khả dụng đường uống cao (>90%) nhưng có liều tối đa đường uống thấp hơn so với liều đường tiêm (do dung nạp tiêu hóa kém) |
Clindamycin |
Nối tiếp Điều chỉnh chế độ liều |
4 |
Kháng sinh có sinh khả dụng đường uống thấp hơn và liều tối đa thấp hơn đường tiêm |
Ceftriaxon, ceftazidime, cefotaxim, gentamycin |
Chuyển tiếp hoặc xuống thang |
Bảng 4: Một số kháng sinh gợi ý chuyển đổi ở người lớn
Kháng sinh tĩnh mạch |
Kháng sinh đường uống |
1. Hình thức nối tiếp (sequential) |
|
Levofloxacin 500 mỗi 12 giờ hoặc 750mg mỗi 24 giờ |
Levofloxacin 500 mỗi 12 giờ hoặc 750mg mỗi 24 giờ |
Moxifloxacin 400mg mỗi 24 giờ |
Moxifloxacin 400mg mỗi 24 giờ |
Linezolid 600mg mỗi 12 giờ |
Linezolid 600mg mỗi 12 giờ |
Metronidazol 500mg mỗi 12 giờ |
Metronidazol 500mg mỗi 12 giờ |
Doxycylin 100-200mg mỗi 12 giờ |
Doxycyclin 100-200mg mỗi 12 giờ |
Clarithromycin 500mg mỗi 12 giờ |
Clarithromycin 500mg mỗi 12 giờ |
Azithromycin 500mg mỗi 24 giờ |
Azithromycin 500mg mỗi 24 giờ |
Ciprofloxacin 400mg mỗi 12 giờ |
Ciprofloxacin 500mg mỗi 12 giờ |
Ampicillin/sulbactam (liều theo ampicillin) 1-2g mỗi 6 giờ |
Amoxicillin/acid clavulanic (liều theo amoxicillin) 500-1000mg mỗi 8 giờ |
2. Hình thức chuyển tiếp (switch) |
|
Cefazolin 1-2g mỗi 8 giờ |
Cephalexin 500mng mỗi 6 giờ |
Cefotaxim 1g mỗi 12 giờ |
Ciprofloxacin 500-750mg mỗi 12 giờ |
Ceftriaxon 1-2g mỗi 24 giờ |
Ciprofloxacin 500-750mg mỗi 12 giờ |
Cefuroxim 750mg-1,5g mỗi 8 giờ |
Cefuroxim axetil 500mg-1g mỗi 12 giờ |
Clindamycin 600mg mỗi 8 giờ |
Clindamycin 300-450mg mỗi 6 giờ |
3. Hình thức xuống thang (scale down) |
|
Vancomycin (liều theo khuyến cáo) |
Linezolid 600mg mỗi 12 giờ |
Ceftazidim hoặc cefepim (2g mỗi 8 giờ) |
Ciprofloxacin (750mg mỗi 12 giờ) |
Gentamicin 5mg/kg mỗi 24 giờ |
Ciprofloxacin 500mg mỗi 12 giờ |
Tobramycin 5mg/kg mỗi 24 giờ |
Ciprofloxacin 500mg mỗi 12 giờ |
Được phục vụ quý khách là vinh dự của chúng tôi!
Tác giả: DS.Võ Quốc Khánh (DLS – TTT)
Tài liệu liên quan
Bộ Y tế (2020), Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh, ban hành kèm theo quyết định số 5631/QĐ-BT ngày 31/12/2020.