[Tạp Chí] Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và kết quả điều trị phẫu thuật rò hậu môn phức tạp

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm trùng hậu môn-trực tràng bao gồm áp xe hậu môn-trực tràng và rò hậu môn là bệnh rất thường gặp ở vùng hậu môn, đứng thứ 2 sau bệnh trĩ. Trong đó, bệnh rò hậu môn có thể kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, tuy không gây nguy hiểm chết người, nhưng làm cho bệnh nhân có nhiều phiền toái trong sinh hoạt, trong cuộc sống, ảnh hưởng không ít đến năng suất lao động.

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật rò hậu môn phức tạp. 

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 36 bệnh nhân được chẩn đoán rò hậu môn và có chỉ định phẫu thuật tại Khoa Ngoại Tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn Sóc Trăng và Khoa Ngoại Tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ từ năm 2022 đến năm 2023. 

Kết quả: Từ tháng 8/2022 đến tháng 4/2023 đã phẫu thuật 36 bệnh nhân rò hậu môn phức tạp, 30 nam và 6 nữ, độ tuổi trung bình là 36,8 ± 12,2 (20-69). Hai triệu chứng có tỷ lệ cao nhất là khối cạnh sưng hậu môn và đau nhức vùng hậu môn với tỷ lệ tương đương nhau 94,4%. Số lượng lỗ ngoài và lỗ trong ghi nhận trên MRI chủ yếu là 1 lỗ với tỷ lệ lần lượt là 80,6% và 88,9%. Đánh giá trên MRI ghi nhận rò xuyên cơ thắt chiếm đa số với tỷ lệ 77,8%, trong đó rò xuyên cơ thắt trung gian là 52,8% và rò xuyên cơ thắt cao là 25%. Phẫu thuật có kết quả tốt và trung bình lần lượt là 78% và 22%. 

Kết luận: Đánh giá kỹ lưỡng lâm sàng kết hợp với hình ảnh học không chỉ giúp hỗ trợ chẩn đoán rò hậu môn phức tạp mà còn hỗ trợ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, giúp mang lại kết quả cao trong phẫu thuật với tỷ lệ kết quả chung trong nghiên cứu gồm tốt là 78%, kết quả trung bình 22%. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra độ tuổi mắc rò hậu môn phức tạp đang dần trẻ hóa hơn so với các nghiên cứu trước đây, tuy nhiên cần có các nghiên cứu sâu và quần thể mẫu lớn hơn để đánh giá.

Từ khóa

Rò hậu môn, cộng hưởng từ


Nguyễn Phổ

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
 

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Thị Thúy Cầm, Lý Quang Huy và Nguyễn Văn Lâm, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, phân loại và kết quả phẫu thuật điều trị rò hậu môn phức tạp tại Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ, Tạp Chí Y Dược học Cần Thơ, 2017, 2017(8), 56-62. 
2. Pigot F., Treatment of anal fistula and abscess, J Visc Surg, 2015. 152(2 Suppl), S23-9.
https://doi.org/10.1016/j.jviscsurg.2014.07.008 
3. Lê Văn Quốc và cộng sự, Kết quả xa phẫu thuật thắt đường rò gian cơ thắt điều trị rò hậu môn, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 2021, ĐB4(16), 201-208. 
4. J. D. Vogel and et al, Clinical Practice Guideline for the Management of Anorectal Abscess, Fistula-in-Ano, and Rectovaginal Fistula, Dis Colon Rectum, 2016, 59(12), 1117-1133. DOI: 
10.1097/DCR.0000000000000733 
5. Nguyễn Hoàng Hòa, Nghiên cứu chẩn đoán và kết quả phẫu thuật điều trị rò hậu môn phức tạp, Luận án Tiến sĩ Y Học Viện Nghiên Cứu Khoa Học Y Dược Lâm Sàng 108, Hà Nội. 2016. 
6. Van Koperen P. J., et al, Perianal fistulas: developments in the classification and diagnostic techniques, and a new treatment strategy, Ned Tijdschr Geneeskd, 2008, 152(51-52), 2774-80. PMID: 19177917. 
7. Võ Duy Kha và Nguyễn Văn Lâm, Vai trò của siêu âm qua ngả trực tràng trong chẩn đoán và kết quả phẫu thuật điều trị rò hậu môn phức tạp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2017-2019, Tạp chí Y tế Công cộng. 2019, 2019(20), 1-7. 
8. Hoàng Đức Hạ và cộng sự, Nhận xét vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán rò hậu môn tại 
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng, năm 2019-2020, Tạp chí Y học Việt Nam, 2021, 500(2), 
197-200. 
9. Ozkavukcu E., Haliloglu E., Erden A., Frequencies of perianal fistula types using two classification systems, Jpn J Radiol, 2011, 29(5), 293-300, DOI:10.1007/s11604-010-0556-4. 
10. Vương Ngọc Anh và Bùi Văn Lệnh, Đăc đị ểm hình ảnh và vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán rò hậu môn, Tạp chí Điện quang Việt Nam, 2016, 2016(23), 19-25. 
11. Nguyễn Ngọc Ánh và cộng sự, Kết Quả Điều Trị Rò Hậu Môn Móng Ngựa Tại Bệnh Viện Việt Đức, Tạp Chí Nghiên Cứu Y Học, 2018, 113 (4), 23-30. 
12. Bùi Sỹ Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Hùng, Trịnh Hồng Sơn, Kết quả phẫu thuật điều trị rò hậu môn hình móng ngựa, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 2021, 16(ĐB4), 172-177. 
13. Trịnh Hồng Sơn, Một số hình thái của rò hậu môn, Tạp chí y học thực hành, 2006, 9, 2-6. 

Trích nguồn: Tạp Chí Y Dược Học Cần Thơ

Link bài viết