Ống tiêu hóa là một cơ quan rất khó khảo sát cho nên các bệnh lý ở đường tiêu hóa rất khó chẩn đoán, những kỹ thuật như x-quang, siêu âm,… Thường không được sử dụng để chẩn đoán bệnh lý ở đường tiêu hóa vì độ chính xác không cao. Do đó, hiện nay nội soi là một kỹ thuật tốt nhất để vừa để chẩn đoán vừa để điều trị bệnh lý đường tiêu hóa.
Nội soi đại tràng là gì?
Nội soi đại tràng là phương pháp đưa ống nội soi mềm từ hậu môn đi ngược lên đại tràng (thường gọi là ruột già) và manh tràng (vùng tiếp nối giữa ruột non và ruột già) để quan sát toàn bộ đại tràng. Qua hình ảnh thu được từ thiết bị nội soi, bác sĩ có thể phát hiện được những tổn thương trong đường ruột như các vùng viêm loét, chảy máu, polyp, khối u…
Nội soi đại tràng để làm gì?
Nội soi đại tràng có 2 lĩnh vực chính:
Nội soi đại tràng chẩn đoán:
- Chẩn đoán các bệnh lý đường ruột: Nội soi có thể giúp bác sĩ nhận định và chẩn đoán bệnh lý gây ra các triệu chứng bất thường đường tiêu hóa như đau bụng, táo bón mãn tính, tiêu chảy mãn tính, đi ngoài ra máu…
- Tầm soát ung thư và các bệnh lý khác đường tiêu hóa: Nội soi là phương pháp hiệu quả nhất để tầm soát ung thư đại trực tràng và phát hiện các polyp đại trực tràng. Polyp đại trực tràng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây đi ngoài ra máu và hóa ác thành ung thư. Hội phẫu thuật viên Hoa Kỳ (American College of Surgeons) ước tính rằng 90% các khối u hoặc polyp có thể được phát hiện thông qua các cuộc nội soi đại tràng.
- Theo dõi bệnh lý đại trực tràng: Nội soi có thể được thực hiện để theo dõi sau điều trị. Ví dụ: Sau khi cắt polyp, nếu polyp lành tính, người bệnh thường được chỉ định soi kiểm tra sau 3 năm, sau đó cứ 5 năm một lần. Bên cạnh đó, việc nội soi cũng là phương pháp hữu hiệu để theo dõi diễn tiến bệnh, chẳng hạn trường hợp người bệnh bị viêm đại tràng có loạn sản nặng, cần nội soi đại tràng định kỳ để theo dõi và có phương án điều trị kịp thời.
Nội soi đại tràng điều trị:
- Cắt polyp: một sợi dây đặc biệt được đưa vào qua máy nội soi kết nối với dụng cụ phẫu thuật cắt đốt để cắt và cầm máu trong lòng ruột. Vì vậy, không gây đau đớn cho người bệnh như phương pháp mổ thông thường.
- Lấy dị vật: một số trường hợp nuốt phải dị vật, nó có thể di chuyển dọc ống tiêu hóa và kẹt lại tại đại tràng, bác sĩ khi soi sẽ phát hiện và loại bỏ dị vật.
- Cầm máu: các trường hợp xuất huyết, khi đúng chỉ định, nội soi là phương tiện cầm máu hiệu quả bằng nhiều cách như: chích xơ, đốt điện, kẹp clip,…
- Nong chỗ hẹp.
- Điều trị xoắn đại tràng.
- Điều trị trĩ.
Các phương pháp đại tràng phổ biến.
- Nội soi đại tràng thường (không gây mê): là phương pháp mà bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình soi, với ưu điểm là chi phí thấp tuy nhiên nội sẽ gây khó chịu và đau đớn đáng kể cho bệnh nhân, ngoài ra trong quá trình soi, do đau khó chịu mà bệnh nhân cử động, thay đổi tư thế gây khó khăn cho bác sĩ khi soi và nguy hiểm hơn là có thể làm tổn thương niêm mạc lòng đại tràng.
- Nội soi đại tràng gây mê hay còn gọi là nội soi đại tràng không đau: là phương pháp nội soi mà bệnh nhân được tiền mê trước khi soi, phương pháp này khắc phục được các nhược điểm của nội soi thường, không gây khó chịu, đau đớn cho bệnh nhân. Kỹ thuật này giúp việc nội soi diễn ra dễ dàng, trong trường hợp cần can thiệp cắt polyp, cầm máu, lấy dị vật…, bác sĩ cũng sẽ tiến hành thuận lợi và chính xác hơn.
Để nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa nói chung và các bệnh lý tại đại tràng nói riêng, Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn cung cấp dịch vụ nội soi đại tràng không đau cho quý khách hàng đến khám và chữa bệnh, với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng với thiết bị nội soi hiện đại, giúp đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác, an toàn và hạn chế tối đa sự khó chịu trong quá trình soi.
Thiết bị nội soi Olympus CV 260 đang được sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn
Khi đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện, bác sĩ sẽ thăm khám và thực hiện các cận lâm sàng cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho cuộc soi. Đây là bước bắt buộc trước khi soi, quý khách hàng cần thông báo cho bác sĩ các thuốc đang sử dụng và các bệnh lý hiện có, nếu tình trạng cho phép soi, bác sĩ và nhân viên y tế sẽ hướng dẫn quý khách thực hiện những thủ tục cần thiết, sau đó tiến hành phát thuốc, hướng dẫn cách sử dụng để làm sạch đại tràng. Nếu tình trạng bệnh lý không cho phép soi, bác sĩ có thể điều chỉnh lại thuốc, ổn định bệnh lý nền và hẹn tái khám và thực hiện nội soi sau một thời gian nhất định.
Trước khi thực hiện soi, bác sĩ sẽ hỏi ý khách hàng về việc đồng ý can thiệp khi có phát hiện bất thường trong lúc soi hay không, sau đó quý khách hàng sẽ được tiêm thuốc gây mê qua đường tĩnh mạch để gây mê toàn thân. Vì nội soi được thực hiện khi cơ thể đang trong trạng thái “ngủ” nên người bệnh hoàn toàn không thấy khó chịu, đau đớn trong quá trình nội soi.
Sau khi gây mê, bác sĩ sẽ tiến hành đưa ống soi vào, quan sát hình ảnh dẫn truyền lên màn hình để khảo sát lòng ống tiêu hóa đoạn đại trực tràng, nhờ tính năng quan sát bới quan phổ hẹp (NBI), một công nghệ hình ảnh quang học giúp tăng cường khả năng hiển thị của mạch máu và các mô khác trên bề mặt niêm mạc, hình ảnh nội soi NBI có độ phân giải và độ tương phản cao nên dễ dàng phát hiện những thay đổi nhỏ về màu sắc, hình thái của tổn thương ung thư và tiền ung thư mà nội soi thông thường khó phát hiện.
Khi phát hiện một bất thường, tùy theo tình trạng mà bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp khác nhau như:
Polyp đại tràng.
Khi phát hiện polyp bác sĩ sẽ tiến hành đưa dụng cụ vào ống soi để cắt đốt, loại bỏ polyp nếu phù hợp với chỉ định. Sau đó bác sĩ sẽ sử dụng “Argon plasma (APC)” để cầm máu và xử lý diện cắt.
Hệ thống phẫu thuật Argon Plasma (ME MB 3 – KLS Martin-Germany) tại Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn
Argon plasma là phương pháp đông máu không tiếp xúc, kỹ thuật này như một giải pháp thay thế cho phương pháp nhiệt đông tiếp xúc (đầu đốt lưỡng cực, đầu dò nhiệt) và các công nghệ không tiếp xúc hiện có như laser. Kỹ thuật này có xu hướng nhanh hơn các liệu pháp nhiệt tiếp xúc và đặc biệt hữu ích đối với các vị trí khó tiếp cận, điều trị nhiều tổn thương cùng lúc.
Dị vật. Khi có dị vật trong ống tiêu hóa, bác sĩ sẽ thao tác lấy dị vật bằng thiết bị chuyên dụng đưa vào kênh thao tác của ống nội soi, đưa dị vật ra ngoài một cách an toàn, không ảnh hưởng tới niêm mạc xung quanh.
Xuất huyết. Nếu phát hiện điểm xuất huyết, bác sĩ sẽ tiến hành cầm máu bằng nhiều phương pháp như: chích cầm máu, đốt điện hoặc sử dụng Argon plasma, tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp khác mà bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp phù hợp để can thiệp, xử trí một cách hiệu quả và an toàn nhất ngay trong cuộc soi. Quá trình nội soi đại tràng thường kéo dài khoảng 30-60 phút tùy vào tình trạng cụ thể, sau khi kết thúc, quý khách sẽ tỉnh lại sau khoảng 3-4 phút, quý khách sẽ được tiếp tục theo dõi trong một thời gian đến khi tỉnh táo hoàn toàn và cũng để đảm bảo không có biến chứng gì xảy ra. Sau đó bác sĩ sẽ trả kết quả, kê đơn thuốc và hẹn tái khám (nếu cần thiết).
Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0971 070 115
Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn – Được phục vụ quý khách là vinh dự của chúng tôi!
Tác giả Bác sĩ CKI Đặng Vũ Trường Tài liệu tham khảo 1. ASGE Training Committee et al. “Colonoscopy core curriculum.” Gastrointestinal endoscopy vol. 93,2 (2021): 297-304. 2. Sano, Yasushi et al. “Narrow-band imaging (NBI) magnifying endoscopic classification of colorectal tumors proposed by the Japan NBI Expert Team.” Digestive endoscopy : official journal of the Japan Gastroenterological Endoscopy Society vol. 28,5 (2016): 526-33.