CHỌC HÚT TẾ BÀO BẰNG KIM NHỎ (Fine Needle Aspiration)
1/ Tổng quan
Là phương pháp dùng kim nhỏ 23G đến 26G với đường kính ngoài 0,9 đến 0,6 mm để lấy một mẫu bệnh phẩm từ một khối u nghi ngờ nhằm mục đích chẩn đoán.
“Kim nhỏ” là kim số 23G đến 26G (có đường kính ngoài 0,9 đến 0,6 mm), có chiều dài thay đổi tùy theo vị trí nông-sâu của tổn thương. Với kim nhỏ bệnh phẩm lấy được là tế bào chứ không phải là một mẫu mô, chất bệnh phẩm chứa trong kim có thể đủ dùng để phết trên khoảng 5-6 lame…
Từ giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, rải rác đã có một số báo cáo của các thầy thuốc như Kün (1847), và Ménétrier (1887) ở Pháp, Hans Hirschfield (1912) ở Đức, về việc chọc hút tế bào bằng kim nhỏ để chẩn đoán u phổi, lymphoma da. Năm 1933, êkíp Hayes Martin, Edwards Eillis và Fred Stewart thuộc bệnh viện ung thư Memorial ở New York, đã có 1 báo cáo tổng kết kinh nghiệm chẩn đoán u bằng tế bào chọc hút với 2500 trường hợp. Tuy nhiên, tế bào học chọc hút vẫn không được phổ biến rộng rãi tại Mỹ do đa số thầy thuốc ngoại khoa thời đó vẫn chưa tin vào độ chính xác của chẩn đoán, thậm chí còn lo sợ về khả năng phát tán tế bào ung thư theo đường chọc hút. Trái lại, ở Châu Âu đặc biệt là Thụy Điển, trong khoảng thời gian từ 1950-1970; kỹ thuật chọc hút tế bào bằng kim nhỏ lại nhận được sự quan tâm ngày một tăng của y giới, đã phát triển mạnh mẽ với các tên tuổi như Nils Soderstrom, Sixten Franzen và Torsten Lưwhagen, thuộc bệnh viện Karolinska – Stockholm. Kinh nghiệm chẩn đoán tế bào học chọc hút của họ đối với các tổn thương u, đặc biệt là các u của tuyến vú, tuyến nước bọt và tuyến giáp, đã được truyền đi khắp nơi trên thế giới (trong đó có cả nước Mỹ), qua trung gian các du học sinh tu nghiệp tại Thụy Điển; nhờ vậy đã thúc đẩy sự phát triển trở lại của kỹ thuật chọc hút tế bào bằng kim nhỏ. Nhìn chung, đây là 1 kỹ thuật có nhiều ưu điểm như an toàn, ít tốn thời gian và tiền bạc nhưng lại có độ chính xác cao, từ 90-99%. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng kỹ thuật này chỉ đóng vai trò bổ sung chứ không thay thế hoàn toàn kỹ thuật mô bệnh học thường quy, trong quá trình chẩn đoán bệnh để có hướng điều trị thích hợp.
Thủ thuật chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA)
2/ Ưu điểm
- Đơn giản, chính xác, nhanh, rẻ tiền, an toàn.
- Có thể thực hiện trên bệnh nhân ngoại trú hoặc ngay tại giường bệnh.
- Cho kết quả nhanh hơn mọi phương pháp khác.
- Vì đơn giản và cho chẩn đoán nhanh nên chọc hút bằng kim nhỏ có thể giúp cho bác sĩ lâm sàng sớm chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp, nhất là trong các trường hợp chẩn đoán khối ung thư di căn, tái phát hoặc dùng để xếp giai đoạn ung thư. Đặc biệt, dựa vào đó bác sĩ có thể hội chẩn về phương pháp điều trị và bàn bạc với bệnh nhân ngay từ lần khám đầu tiên. Điều này giúp chuẩn bị tâm lý cho bệnh nhân, giải tỏa những lo lắng và thuyết phục bệnh nhân chấp nhận một điều trị lập tức.
- Nhờ khảo sát ngay tức thì, có thể đánh giá được mẫu lấy ra đã đủ để chẩn đoán hay chưa, giúp hướng dẫn phải làm thêm những khảo sát lâm sàng hay điều trị và có cần xét nghiệm thêm để có chẩn đoán xác định hay không.
- Không để lại sẹo. Không chỉ là vấn đề thẩm mỹ, sẹo còn gây khó khăn cho cuộc mổ sau đó vì làm biến đổi các cấu trúc giải phẫu học bình thường.
- Không làm ảnh hưởng đến kết quả của các khảo sát khác trên tổn thương, chẳng hạn như nhũ ảnh, giải phẫu bệnh học, khảo sát bằng phương pháp đánh dấu mô, hóa mô miễn dịch.
- Nhờ đơn giản và bệnh nhân dễ chấp thuận nên có thể chọc hút lại khi cần có thêm bệnh phẩm cho các xét nghiệm đặc hiệu khác.
3/ Ý nghĩa phương pháp
a) Tế bào học tuyến giáp
- Xác định tổn thương là bướu, tổn thương dạng bướu và tính chất lành tính, ác tính của tổn thương.
- Hạn chế số ca phẫu thuật không cần thiết #50%.
- Chỉ định: nhân giáp sờ được bằng hoặc được phát hiện qua siêu âm.
– Một số bệnh lý: Viêm giáp, Viêm giáp bán cấp dạng hạt, Tế bào biểu mô tuyến giáp không điển hình, nghi ngờ Carcinôm tuyến giáp dạng nhú, Carcinôm tuyến giáp dạng nhú,…
b) Tế bào học tuyến vú
– Chỉ định của FNA tuyến vú: Khối sờ được trong vú, Khối không sờ được nhưng thấy được qua siêu âm và/hoặc nhũ ảnh.
+ Tổn thương ác tính: Nghi ngờ Carcinôm tuyến vú, Carcinôm tuyến vú,..
+ Tổn thương lành tính: (Có 2 nhóm bệnh lý lành tính)
- Viêm vú: viêm vú cấp-abcess vú, viêm vú mạn tính, viêm vú dạng hạt, dãn ống dẫn, hoại tử mỡ.
- Tăng sản tuyến vú lành tính: thay đổi sợi bọc, nang lành tính, bướu sợi tuyến, u nhú.
c) Tế bào hạch
– Nhóm bệnh lý lành tính:
+ Viêm hạch:
- Viêm hạch cấp tính.
- Viêm hạch mạn tính: tăng sản nang, tăng sản cận vỏ hoặc lan tỏa, bệnh mô bào xoang, dạng kết hợp.
- Viêm hạch dạng hạt: hoại tử bã đậu, không hoại tử bã đậu, mủ.
- Nhóm bệnh lý ác tính.
+ Ung thư di căn: carcinôm tế bào gai di căn hạch; carcinôm tuyến di căn hạch; mêlanôm di căn hạch; v.v…
– Bệnh lý ác tính nguyên phát của hạch:
- Lymphôm Hodgkin
- Lymphôm Hodgkin nổi trội lymphô bào
- Lymphôm Hodgkin dạng xơ cục
- Lymphôm Hodgkin dạng hỗn hợp tế bào
- Lymphôm Hodgkin nghèo lymphô bào
- Lymphôm không Hodgkin.
d) Tế bào học tuyến nước bọt
– U lành tính:
+ U tuyến đa dạng, #70% u lành tuyến nước bọt
+ U tuyến đơn dạng, #5-10% u lành tuyến nước bọt
- U Warthin.
- U tuyến tế bào đáy.
- U phồng bào.
- U cơ biểu mô.
+ U không thuộc biểu mô: Schwannoma, u mỡ lành.
– U ác tính:
+ Carcinôm nhầy bì.
+ Carcinôm tế bào acini.
+ Carcinôm dạng nang tuyến.
+ U vỏ bao thần kinh ác.
+ Ung thư nguyên phát khác (SCC, Adenocarcinôm).
+ Ung thư di căn:
- #1% u tuyến nước bọt.
- 40-60 tuổi, giới nam.
- Chủ yếu là Carcinôm tế bào gai và melanôm, ung thư vú ít hơn.
– Chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ qua FNA #95%.
4/ Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ tại Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn
Những yếu tố mang lại sự thuận tiện cho bệnh nhân: Không nhập viện, không phải chuẩn bị trước khi làm (nhịn ăn, thụt tháo), không có nhiều khó chịu, không tốn nhiều thời gian, không sẹo, không bị nguy cơ do các phương pháp vô cảm (không dùng vô cảm), không phải chờ kết quả lâu, ít tốn tiền. Chỉ mất khoảng ít hơn 10 giây cho mỗi lần chọc hút một tổn thương nằm nông. Xét nghiệm được thực hiện bởi Bác Sĩ thuộc Chuyên ngành Giải phẫu bệnh- Tế bào học, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chọc hút và đọc kết quả tế bào học tại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ.
Được phục vụ quý khách là vinh dự của chúng tôi !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nguyễn Thị Chúc Biên, Ngô Quốc Đạt, Nguyễn Sào Trung (2015), “Áp dụng hệ thống phân loại Bethesda trong chẩn đoán tế bào học tuyến giáp”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 19(5), tr. 71-77.
- Bộ môn Giải phẫu bệnh (2016), Bài giảng lý thuyết Tế bào học, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.