DANH MỤC TƯƠNG TÁC THUỐC BẤT LỢI CẦN CHÚ Ý TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀNG TUẤN

1. Định nghĩa tương tác thuốc

Tương tác thuốc là một phản ứng giữa một thuốc với một tác nhân thứ hai (thuốc, thực phẩm, hóa chất khác). Phản ứng đó có thể xảy ra khi tiếp xúc với cơ thể hay hoàn toàn ở bên ngoài cơ thể khi bào chế, bảo quản, thử nghiệm hay chế biến các thuốc.

Tương tác thuốc là sự thay đổi tác dụng hoặc độc tính của thuốc khi sử dụng đồng thời với thuốc khác, dược liệu, thức ăn, đồ uống…

2. Phân loại tương tác thuốc

Tương tác dược động học: là tương tác tác động lên các quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc trong cơ thể à Thay đổi nồng độ của thuốc trong huyết tương, làm thay đổi tác dụng dược lý hoặc độc tính của thuốc.

Tương tác dược lực học: có thể biết trước dựa vào tác dụng dược lý và phản ứng có hại của thuốc. Xảy ra khi phối hợp các thuốc có tác dụng dược lý hoặc phản ứng có hại tương tự nhau hoặc đối kháng lẫn nhau.

3. Các yếu tố ảnh hưởng tới tương tác thuốc

4. Các biện pháp kiểm soát tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng

Sử dụng cơ sở dữ liệu (CSDL) tra cứu tương tác thuốc đã được xây dựng và phát triển trên thế giới. Đây là công cụ hữu ích cho Bác sĩ và Dược sĩ trong phát hiện và xử trí tương tác.

Bảng 1: Một số cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc thường dùng

5. Danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn

DANH MỤC TƯƠNG TÁC THUỐC

TT

Hoạt chất 1

Hoạt chất 2

Cơ chế

Hậu quả

Xử trí

1

Amiodaron

Moxifloxacin

Hiệp đồng tăng

tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

2

Amiodaron

Domperidon

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT,

xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp

3

Atropin

Kali clorid (dạng uống phóng thích kéo dài).

Atropin kháng cholinergic gây tồn lưu hoặc làm tăng thời gian kali qua đường tiêu hóa khi sử dụng đường uống, gây loét đường tiêu hóa.

Tăng nguy cơ loét tiêu hóa

1. Tốt nhất nên tránh phối hợp, đặc biệt ở người cao tuổi. Cân nhắc chuyển sang sử dụng kali đường tĩnh mạch.

2. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng đồng thời, cân nhắc một số khuyến cáo sau giúp giảm nguy cơ loét tiêu hóa: (1) uống ít nhất 100 mL nước sau khi uống kali, (2) ngồi hoặc đứng thẳng trong ít nhất 5 – 10 phút sau khi uống thuốc.

4

Ceftriaxon

Calci clorid, Calci glubionat, calci gluconat

Hình thành tủa

calci – ceftriaxon

tại mô phổi và

thận khi dùng

đồng thời đường

tĩnh mạch ở trẻ sơ

sinh

Tạo kết tủa tại phổi và thận, có thể dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh

1. Chống chỉ định sử dụng đồng thời ở trẻ sơ sinh (< 28 ngày tuổi).

2. Ở các đối tượng khác, không trộn lẫn calci và ceftriaxon trong cùng 1 đường truyền, dùng 2 thuốc theo 2 đường truyền tại 2 vị trí khác nhau hoặc dùng lần lượt từng thuốc sau đó khi tráng rửa đường truyền bằng dung môi tương hợp.

5

Cetriaxon

Ringer Lactate

Hình thành tủa

calci – ceftriaxon

tại mô phổi và

thận khi dùng

đồng thời đường

 

Tạo kết tủa tại phổi và thận, có thể dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh

1. Chống chỉ định sử dụng đồng thời ở trẻ sơ sinh (< 28 ngày tuổi).

2. Ở các đối tượng khác, không trộn lẫn calci và ceftriaxon trong cùng 1 đường truyền, dùng 2 thuốc theo 2 đường truyền tại 2 vị trí khác nhau hoặc dùng lần lượt từng thuốc sau đó khi tráng rửa đường truyền bằng dung môi tương hợp.

6

Diltiazem

Colchicin

Diltiazem ức chế P-gp làm giảm thải trừ colchicin

Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong)

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.

2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.

7

Diltiazem

Ivabradin

Diltiazem ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của ivabradin và hiệp đồng tác dụng làm chậm nhịp tim của ivabradin

Tăng nồng độ ivabradin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và chậm nhịp tim

Chống chỉ định phối hợp.

8

Domperidon

Spiramycin, Erythromycin, Clarithromycin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp.

9

Domperidon

Moxifloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp.

10

Domperidon

Levofloxacin

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp.

11

Domperidon

Itraconazol

Itraconazol ức

chế CYP3A4 làm

giảm chuyển hóa

của domperidon

Tăng nồng độ Domperidon trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT

Chống chỉ định phối hợp.

12

Domperidon

Flunaconazol

Hiệp đồng tăng

tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

13

Domperidon

Sulpirid

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

14

Domperidon

Propofol

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

Chống chỉ định phối hợp.

15

Clarithromycin

Fluconazol

Hiệp đồng tăng tác dụng

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh

1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.

2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.

16

Clarithromycin

Simvastatin

Clarithromycin

ức chế CYP3A4

mạnh làm giảm

chuyển hóa của

simvastatin

Tăng nồng độ của simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ

hoặc tiêu cơ vân cấp

– Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:

+ Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid, thay clarithromycin bằng azithromycin HOẶC

+ Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay simvastatin bằng các dẫn chất statin khác (lưu ý liều pravastatin không vượt quá 40 mg/ngày, fluvastatin không vượt quá 20 mg/ngày, thận trọng khi phối hợp với atorvastatin).

17

Clarithromycin

Colchicin

Clarithromycin

ức chế mạnh

CYP3A4 và ức

chế P-gp làm

giảm chuyển hóa

và thải trừ

colchicin

Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong)

1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.

2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.

18

Clarithromycin

Ivabradin

Clarithromycin

ức chế CYP3A4

mạnh làm giảm

chuyển hóa của

ivabradin

Tăng nồng độ ivabradin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và chậm nhịp tim

– Chống chỉ định phối hợp. – Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid, thay clarithromycin bằng azithromycin.

Bảng 2:  Các cặp tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành lâm sàng tại 

Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn

Được phục vụ quý khách là vinh dự của chúng tôi!


Tác giả: DS. Võ Quốc Khánh (DLS – TTT)

 

Tài liệu liên quan

  1. Quyết định số 5948/QĐ-BYT ngày 30/12/2021 về việc ban hành danh mục tương tác thuốc chống chỉ định trong thực hành lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  2. https://magazine.canhgiacduoc.org.vn/