SUY TIM MẠN
1. ĐỊNH NGHĨA
Suy tim là tình trạng suy yếu của tim, khiến cho người bệnh bị hạn chế vận động thể lực, giảm chất lượng cuộc sống, gây ra các triệu chứng như mệt, hồi hộp, khó thở hoặc đau nặng ngực khi vận động gắng sức, vận động nhẹ hay thậm chí cả khi nghỉ ngơi.
2. DỊCH TỄ
Suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch thường gặp nhất hiện nay, mỗi năm có khoảng 550,000 trường hợp mới xuất hiện, đối với người trên 65 tuổi tần suất mắc phải là 10/1000 và 80% trong số đó cần phải nhập viện, tỉ lệ tử vong 5 năm chiếm đến 50%. Ở Việt Nam có khoảng 320.000 đến 1,6 triệu người gặp phải tình trạng này.
3. NGUYÊN NHÂN
- Bệnh lý mạch vành: nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim.
- Tăng huyết áp.
- Bệnh van tim: hẹp van tim, hở van tim, các bệnh van tim bẩm sinh…
- Rối loạn nhịp.
- Bệnh lý cơ tim.
- Các bệnh tim bẩm sinh.
- Nhiễm trùng: viêm cơ tim do virus, HIV…
- Do thuốc.
- Và một số nguyên nhân ít gặp: thâm nhiễm, rối loạn dự trữ, bệnh nội mạc cơ tim, bệnh màng ngoài tim, bệnh chuyển hóa, bệnh thần kinh cơ…
4. PHÂN ĐỘ SUY TIM (Theo Hiệp Hội Tim New York)
- Độ I: Bệnh tim mạch nhưng chưa có triệu chứng hay những hạn chế hoạt động thể chất hàng ngày ví dụ như: hụt hơi khi leo cầu thang, đi bộ…
- Độ II: Có triệu chứng nhẹ (thở ngắn và/hay đau ngực), hơi bị giới hạn các hoạt động thường ngày.
- Độ III: Các triệu chứng làm hạn chế các hoạt động hàng ngày, ví dụ như đi bộ (100-200m), chỉ thoải mái khi nghỉ ngơi.
- Độ IV: Giới hạn nặng, ngay cả khi nghỉ, đa số là nằm trên giường.
5. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
- Khó thở khi hoạt động hoặc khi nằm.
- Giảm khả năng gắng sức.
- Mệt mỏi và suy nhược.
- Sưng ở chân, mắt cá chân và bàn chân.
- Nhịp tim nhanh hoặc không đều.
- Khò khè.
- Ho không dứt hoặc ho có đờm màu trắng hoặc hồng kèm theo đốm máu.
- Sưng vùng bụng.
- Tăng cân nhanh do tích tụ dịch.
- Buồn nôn và chán ăn.
- Khó tập trung hoặc giảm sự tỉnh táo.
- Đau ngực.
6. KHI NÀO CẦN ĐẾN KHÁM BÁC SĨ
- Tăng cân nhanh: tăng >1.5 kg/ngày hoặc >2.5 kg/tuần.
- Phù.
- Khó thở.
- Ngất, hồi hộp đánh trống ngực.
- Đau ngực hoặc nặng ngực.
- Mệt nhọc hoặc khó thở khi sinh hoạt tập luyện hằng ngày.
7. CHẨN ĐOÁN SUY TIM
– Chẩn đoán suy tim dựa trên sự kết hợp các triệu chứng cơ năng, thực thể và các xét nghiệm, thăm dò cận lâm sàng.
8. CẬN LÂM SÀNG
- Siêu âm doppler tim: là phương tiện cần thiết để chẩn đoán và tìm nguyên nhân suy tim. Trên siêu âm tim có thể đánh giá được chức năng tim, bệnh lý các van tim, rối loạn vận động vùng trong bệnh mạch vành, áp lực động mạch phổi, bất thường tim bẩm sin..
- Điện tâm đồ: chẩn đoán thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhị..
- X-Quang ngực: có thể thấy bóng tim to nếu suy tim nặng, buồng tim giãn.
- Xét nghiệm: NT-proBNP tăng là một chỉ điểm của suy tim.
- Các xét nghiệm khác: HbA1C, Cholesterol, LDL-C, HDL-C, chức năng gan, thận…
9. ĐIỀU TRỊ
Điều trị suy tim thường nhằm mục đích kiểm soát các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm nhập viện và tử vong do suy tim. Điều trị suy tim lấy điều trị nội khoa làm nền tảng, kết hợp giải quyết các nguyên nhân suy tim như tái thông mạch vành, phẫu thuật thay van, sửa van, phẫu thuật sửa chữa các bệnh lý tim bẩm sinh… Có thể cấy máy tái đồng bộ tim (CRT), máy phá rung (ICD) khi có chỉ định.
Các nhóm thuốc chứng minh cải thiện tiên lượng trên bệnh nhân suy tim:
- Thuốc ức chế men chuyển/ức chế thụ thể AT1.
- Chẹn beta giao cảm.
- Lợi tiểu kháng Aldosterone.
- Nhóm thuốc kết hợp Valsartan/Sacubitril.
- Thuốc ức chế SGLT-2.
10. ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ MẮC SUY TIM
- Tăng huyết áp.
- Đái tháo đường.
- Rối loạn lipid máu.
- Hút thuốc lá.
- Nam giới.
- Tuổi cao.
- Bệnh lí tim bẩm sinh, bệnh lý van tim không được sửa chữa.
- Bệnh phổi tắc nghẽn không được kiểm soát.
- Lối sống tĩnh tại.
11. PHÒNG NGỪA
Phòng ngừa suy tim là phòng ngừa và kiểm soát các bệnh lý gây ra suy tim ví dụ: bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường và béo phì. Hầu hết các trường hợp suy tim có thể được ngăn ngừa bằng cách sống một lối sống lành mạnh và tuân thủ điều trị. Thay đổi lối sống để giúp ngăn ngừa suy tim bao gồm:
- Không hút thuốc.
- Kiểm soát huyết áp và đường huyết.
- Duy trì hoạt động thể lực.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Giảm lo âu căng thẳng.
- Chế độ ăn lành mạnh: giảm muối, nhiều hoa quả rau xanh, hạn chế mỡ động vật thay bằng dầu thực vật, hạn chế ăn phủ tạng động vật.
- Tập luyện thường xuyên: ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần.
- Điều trị sửa chữa các bệnh tim cấu trúc.
12. CÁC DANH MỤC KĨ THUẬT CÓ THỂ THỰC HIỆN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀNG TUẤN
- Khám tầm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch CAREME.
- Siêu âm Doopler tim với các máy siêu âm hiện đại cho hình ảnh khảo sát rõ nét.
- X-quang ngực, điện tâm đồ.
- Các xét nghiệm khác: HbA1C, Cholesterol, LDL-C, HDL-C, chức năng gan, thận…
Đánh giá nguy cơ tim mạch CAREME tại Bệnh viện Đa Khoa Hoàng Tuấn (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn)
Được phục vụ quý khách là vinh dự của chúng tôi !
BS CKI. Lai Minh Trang
BS. Nguyễn Phúc Hậu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Khuyến cáo cập nhật chẩn đoán và điều trị suy tim 2022, Hội Tim Mạch Học Việt Nam (VNHA 2022).
- Bozkurt B, Coats AJS, Tsutsui H et al. “Universal Definition and Classification of Heart Failure”. Journal of Cardiac Failure 2021; 27:387-413
- McDonagh TA, Metra M, Adamo M et al. (2021), “ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure”. Eur Heart J. 2021 Sep 21;42(36):3599-3726.doi:10.1093/eurheartj/ehab368.
- Maddox TM, Januzzi JL, et al. (2021) Update to the 2017, “ACC Expert Consensus Decision Pathway for Optimization of Heart Failure Treatment”. ACC 2021, 77, pp. 772 – 810.a