Cắt Amidan bằng dao điện

VIÊM AMIDAN

Giải phẫu và chức năng của Amidan

Amidan là tổ chức lympho lớn nhất của cơ thể người, nằm tập trung ở phía dưới niêm mạc hầu và 2 bên thành họng tạo thành 1 vòng bạch huyết Wandayer (gồm 1 amidan vòm, 2 amidan vòi, 2 amidan khẩu cái và 1 amidan đáy lưỡi).

Amidan khẩu cái có kích thước lớn nhất, là khối mô lympho hình quả hạnh nhân nằm ở 2 bên thành họng. Bề mặt của amidan khẩu cái có nhiều hốc sâu nên thường là nơi trú ngụ của các tác nhân gây bệnh. Amidan khẩu cái còn được coi là cửa ngõ đầu tiên bảo vệ hô hấp của cơ thể và cũng là amidan dễ bị viêm nhiễm nhất. 


 
Chức năng của amidan là tạo miễn dịch cho cơ thể thông qua việc sản sinh ra các tế bào lympho chống lại các tác nhân gây viêm như vi khuẩn, virus, khói bụi ô nhiễm… Thông thường amidan sẽ hoạt động mạnh nhất từ độ tuổi 4-10 tuổi. Đến tuổi dậy thì, khả năng miễn dịch của amidan giảm rõ rệt và hầu như không còn nhiều tác dụng bảo vệ hệ hô hấp.

Viêm Amidan

Viêm Amidan( amidan được đề cập trong trường hợp ở đây là amidan khẩu cái)  được phân loại thành viêm amidan cấp tính và mạn tính.

  • Viêm amidan cấp tính thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng như: sốt cao trên 39oC, đau họng, nuốt khó, đau đầu, mệt mỏi. Kèm theo đó có thể gặp tình trạng rối loạn tiêu hoá như đau bụng, nôn, buồn nôn.
  • Tình trạng viêm cấp tính cần được điều trị kịp thời để hạn chế chuyển thành viêm amidan mạn tính,
  • Viêm amidan quá phát thể bít tắc hoặc lây lan sang các cơ quan khác như tai (viêm tai giữa), họng (viêm họng, viêm thanh quản), phổi (viêm phổi, viêm phế quản…).
  • Viêm amidan mạn tính biểu hiện bằng nhiều đợt cấp tái phát (thường 4-5 đợt/ năm). Triệu chứng trong viêm amidan mạn thường nhẹ và ít rầm rộ hơn như: đau họng tái lại nhiều lần, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức mỏi cơ, hơi thở có mùi hôi.

 

Viêm amidan gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự phát triển của trẻ em và người trưởng thành.

  • Đối với trẻ em, nếu bị viêm amidan nhiều lần trong 1 năm sẽ gây ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ.
  • Ở người lớn, viêm amidan có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cần được can thiệp y tế như áp-xe amidan hay áp-xe vùng cổ.

Khi nào nên cắt Amidan?

Amidan quá phát gây tắc hẹp hô hấp trên:

  • Ngủ ngáy to
  • Ngưng thở khi ngủ
  • Há miệng để thở liên tục
  • Rối loạn nuốt
  • Bất thường phát âm
  • Bệnh lý tim do phổi( tâm phế)
  • Chậm phát triển

Có biến chứng của viêm amidan:

  • Áp-xe amidan
  • Áp-xe vùng cổ
  • Viêm amidan kèm sốt thấp khớp, bệnh van tim hoặc viêm cầu thận cấp
  • Bất thường khớp cắn và tăng trưởng sọ mặt.

Trẻ bị viêm nhiễm nhiều lần trong 1 năm

Viêm amidan mạn tính không đáp ứng điều trị như: đau họng, nuốt vướng kéo dài, viêm sưng hạch cổ kéo dài, hơi thở hôi.

Phương pháp cắt Amidan bằng dao điện

Đây là phương pháp sử dụng dao cắt được nối liền với nguồn điện có điện năng vừa phải tạo ra nhiệt độ cao để tách các mô liên kết và bóc tách toàn bộ amidan với ưu điểm là hạn chế được nguy cơ chảy máu trong và sau khi cắt amidan

Kỹ thuật cắt đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật phải có kinh nghiệm cũng như phải có sự khéo léo trong thao tác để cắt đúng vị trí mà không gây tổn thương các vùng khác.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn đã đưa vào hoạt động kỹ thuật cắt amidan bằng dao điện, một tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực phẫu thuật Tai-Mũi-Họng. Đội ngũ y bác sĩ của chúng tôi không chỉ có chuyên môn cao mà còn tích lũy được nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện các ca phẫu thuật liên quan đến amidan.

Với sự đầu tư vào các thiết bị y tế tiên tiến và hệ thống y tế hiện đại, Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn cam kết mang lại cho bệnh nhân những trải nghiệm điều trị tốt nhất. Kỹ thuật cắt amidan bằng dao điện không chỉ đảm bảo hiệu suất cao mà còn giúp giảm nguy cơ chảy máu và tăng tốc quá trình phục hồi sau phẫu thuật.

Đặc biệt, đội ngũ y bác sĩ được đào tạo không chỉ về kỹ thuật mà còn là giảm đau và chăm sóc sau phẫu thuật, nhằm mang lại trải nghiệm toàn diện và thoải mái nhất cho bệnh nhân.

Được phục vụ quý khách là vinh dự của chúng tôi!


 

 

Người viết

Bác sĩ CKII. Thạch Hoàng Huy – Trưởng khoa TMH – Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn
Bác sĩ. Huỳnh Thắng