Loãng xương là gì?
Loãng xương là một bệnh đặc trưng bởi việc giảm sức mạnh xương, nguyên nhân chính dẫn đến gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người cao tuổi. Khi bị loãng xương, xương dễ dàng gãy hoặc nứt bởi một lực chấn thương nhỏ như té ngã, va chạm nhẹ.
Tỷ lệ loãng xương ngày càng cao. Tại Việt Nam, cứ 10 người phụ nữ thì trên 50 tuổi thì có khoảng 3 người bị loãng xương (29%) [1]. Theo các chuyên gia dự đoán con số này sẽ còn cao hơn trong tương lai.
Nguy hiểm khôn lường.
- Gãy cổ xương đùi là một loại gãy xương vùng hông, một biến chứng thường gặp của loãng xương, nó nguy hiểm không kém nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Xác suất sống tích lũy sau gãy xương trong 5 năm ở nam và nữ lần lượt là 48% và 59%. Khoảng 1/5 số bệnh nhân bị gãy xương hông tử vong trong vòng 12 tháng [2]
- Gãy đốt sống cũng là một biến chứng phổ biến của loãng xương, tại Việt Nam có 28% phụ nữ loãng xương có biến chứng gãy xương sống [3]. Ngoài tỷ lệ tử vong cao ngoài nó còn gây cơn đau lưng dai dẳng làm ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân loãng xương.
Khối lượng xương chỉ được phát triển đến tuổi trưởng thành, sau đó sẽ giảm dần theo thời gian, vì vậy nếu thời trẻ không cung cấp đủ các chất cần thiết giúp xương phát triển để đạt được khối lượng xương cao nhất thì dễ dẫn đến bệnh loãng xương ở những năm sau.
Sự sụt giảm hormone estrogen ở nữ sau mãn kinh là một trong nguyên nhân chính gây nên tình trạng loãng xương.
Loãng xương còn có thể là nguyên nhân của các bệnh lý, thuốc và điều trị y tế.
- Các bệnh lý gây loãng xương có thể kể đến như chứng nghiện rượu, chán ăn tâm thần, cường giáp và các rối loạn dạ dày ruột
- Việc sử dụng thường thường xuyên thuốc glucocorticoid để điều trị các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, lupus, hen,… cũng làm tăng nguy cơ loãng xương
Dấu hiệu của loãng xương
Loãng xương chỉ gây triệu chứng khi đã có gãy xương vì vậy việc tầm soát để chẩn đoán và điều trị sớm loãng xương trước khi gãy xương xảy ra là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết.
Làm thế nào để chẩn đoán sớm loãng xương?
Chẩn đoán loãng xương gồm nhiều bước, bắt đầu bằng việc kiểm tra thể chất, khai thác tiền sử và đo mật độ xương.
Đo mật độ xương (BMD) là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương, việc đo mật độ xương giúp bác sĩ chẩn đoán loãng xương ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng và biến chứng của loãng xương
Các đối tượng nên sàng lọc để tầm soát loãng xương. Theo Cơ quan y tế dự phòng Hoa kỳ (USPSTF) các đối tượng sau nên tầm soát loãng xương:
- Bất kỳ người trưởng thành nào cả Nam lẫn Nữ có tiền sử gãy xương do chấn thương nhẹ hoặc không có chấn thương rõ ràng.
- Tất cả phụ nữ từ 65 tuổi trở lên.
- Phụ nữ dưới 65 tuổi và đã mãn kinh hoặc có yếu tố nguy cơ loãng xương cao như: hút thuốc, uống nhiều rượu, nhẹ cân và tiền sử gãy xương hông của cha hoặc mẹ.
Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn triển khai dịch vụ tầm soát loãng xương bằng máy “Đo loãng xương toàn thân Aria DXA” của hãng GE healthcare – Mỹ, sử dụng công nghệ tia X đối quang kép (DXA) để đo mật độ xương (BMD).
DXA hiện nay là phương pháp sử dụng phổ biến nhất để chẩn đoán chính xác loãng xương, phương pháp này dùng tia X để đo lường và đưa ra các chỉ số để đánh giá sức khỏe của xương. Ưu điểm của phương pháp DXA là cho ra kết quả chính xác về mật độ xương với lượng tia X thấp, ít nhiễm xạ cho khách hàng.
Máy “Aria DXA” có những ưu điểm vượt trội hơn các thiết bị đo mật độ xương bằng phương pháp DXA khác như:
- Bộ lọc K-edge: bộ lọc ngăn chặn hầu hết tia X năng lượng trung bình không cần thiết và cho phép các tia X năng lượng thấp và cao cần thiết đi qua. Từ đó giúp cho khách hàng hạn lượng tia X không cần thiết cho việc chẩn đoán đi qua cơ thể.
- Narrow-fan beam scan: công nghệ được cấp bằng sáng chế cho phép thiết bị quét chùm tia X với dạng quạt hẹp, phương pháp này giúp khảo sát được phần xương cần thiết với thời gian ngắn.
- Quét thông minh (smart scan): công nghệ quét thông minh có khả năng tính toán vùng được quét tiếp theo để hạn chế quét những vùng không cần thiết, bằng cách đó quét thông minh giúp tiết kiệm hơn nữa thời gian khảo sát và lượng tia X bức xạ.
Phiếu trả kết quả tầm soát loãng xương của một bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn bằng công nghệ DXA được đo tại nhiều vị trí bao gồm cổ xương đùi 2 bên, cột sống thắt lưng và các thông số liên quan.
Ngoài chẩn đoán loãng xương, hiện tại Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn còn cung cấp kết quả về dự báo nguy cơ gãy xương trong 10 năm miễn phí cho quý khách hàng đến tầm soát loãng xương tại bệnh viện, để quý khách không chỉ biết được tình trạng sức khoẻ xương hiện tại mà còn cung cấp cho khách hàng thông tin về khả năng gãy xương trong tương lai để có cái nhìn chung và phòng ngừa các biến chứng của loãng xương một cách tốt nhất.
Được phục vụ quý khách là vinh dự của chúng tôi.
Tác giả Bác sĩ Trần Ngọc Khởi. Tài liệu tham khảo [1] Ho-Pham LT, Nguyen UD, Pham HN, Nguyen ND, Nguyen TV. Reference ranges for bone mineral density and prevalence of osteoporosis in Vietnamese men and women. BMC Musculoskelet Disord 2011;12:182. [2] Frost SA, Nguyen ND, Center JR, Eisman JA, Nguyen TV. Excess mortality attributable to hip-fracture: a relative survival analysis. Bone 2013;56:23e9. [3] Ho-Pham LT, Mai LD, Pham HN, Nguyen ND, Nguyen TV. Reference ranges for vertebral heights and prevalence of asymptomatic (undiagnosed) vertebral fracture in Vietnamese men and women. Arch Osteoporos 2012;7:257e66.