Dấu Ấn Ung Thư CEA (Carcinoembryonic Antigen)
1/ Tổng quan
Ung thư đại tràng và ung thư dạ dày là hai loại ung thư phổ biến và nguy hiểm, có thể gây ra tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Một trong những phương pháp tầm soát ung thư hiệu quả là xét nghiệm dấu ấn ung thư, trong đó có xét nghiệm CEA (Carcinoembryonic antigen).
CEA là một loại protein được tìm thấy trong mô của thai nhi trong tử cung, có chức năng tham gia vào quá trình phát triển của các tế bào. Sau khi sinh, nồng độ CEA trong máu giảm xuống rất thấp và duy trì ở mức bình thường là từ 0 đến 2.5 mcg/L. Tuy nhiên, khi một người bị ung thư, đặc biệt là ung thư tế bào biểu mô như ung thư đại tràng, dạ dày, phổi, vú, tụy, giáp… thì nồng độ CEA tăng lên do các khối u sản xuất ra nhiều protein này.
2/ Ý nghĩa xét nghiệm CEA
Xét nghiệm định lượng CEA là xét nghiệm tầm soát và theo dõi điều trị một số loại ung thư. Các khối u ở đường tiêu hóa, cả khối u ác tính ung thư lẫn khối u lành tính đều có thể gây tăng nồng độ CEA. Các bệnh ung thư gây tăng CEA là: ung thư dạ dày, vú, tuyến tụy, ung thư phổi, buồng trứng, nhiễm trùng, tuyến giáp, người hút thuốc, viêm tụy, xơ gan, viêm ruột, một số khối u lành tính khác, …
Xét nghiệm CEA định kì giúp đánh giá việc đáp ứng điều trị ung thư và các bệnh lí gây tăng CEA. Nếu bệnh nhân có nồng độ CEA giảm dần, nghĩa là đáp ứng điều trị tốt, tế bào ung thư tiết CEA giảm. Còn nếu sau điều trị, nồng độ CEA vẫn cao và tăng đều thì bệnh có khả năng tái phát trở lại.
3/ Chỉ định
Xét nghiệm CEA có thể được chỉ định khi một người đã được chẩn đoán ung thư đại tràng, dạ dày, phổi. CEA sẽ được định lượng trước khi bắt đầu điều trị và sau đó được xét nghiệm theo thời gian để đánh giá hiệu quả điều trị, tiên lượng và phát hiện tái phát, di căn. Xét nghiệm CEA cũng có thể được thực hiện khi nghi ngờ ung thư nhưng chưa được chẩn đoán, để cung cấp thêm thông tin cho quá trình chẩn đoán.
4/ Quy trình chuẩn bị
Chuẩn bị trước xét nghiệm
Khi được chỉ định thực hiện xét nghiệm, bác sĩ có thể yêu cầu bạn kiểm tra sức khỏe và cung cấp các thông tin bệnh lý liên quan. Nếu đang hút thuốc, bạn cần dừng hút trong thời gian ngắn trước khi thực hiện xét nghiệm.
Lấy mẫu xét nghiệm
Xét nghiệm sẽ thực hiện định lượng CEA trong máu bệnh nhân, bác sĩ hoặc nhân viên kỹ thuật sẽ lấy máu tĩnh mạch giống như các xét nghiệm máu thông thường khác. Quy trình lấy mẫu như sau:
- Quấn băng đàn hồi quanh bắp tay trên để chặn dòng máu chảy, các tĩnh mạch dưới nổi lên.
- Khử trùng kim tiêm bằng dung dịch povidone-iodine hoặc xà phòng sát khuẩn.
- Tìm tĩnh mạch rồi chích kim, gắn ống xylanh lấy máu.
- Khi lấy đủ lượng máu, tháo băng cánh tay và kim ra.
- Đặt bông gòn vào vị trí chích kim để cầm máu, sau đó dán băng lại ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
- Sau khi lấy máu xét nghiệm, hầu hết bệnh nhân đều không gặp vấn đề bất thường về sức khỏe nào. Kết quả xét nghiệm sẽ có sau 60 phút, bác sĩ sẽ dựa trên kết quả CEA và các thông tin lâm sàng khác để chẩn đoán bệnh.
Nồng độ CEA bình thường và bất thường
Nồng độ CEA bình thường ở người không hút thuốc là từ 0 đến 2.5 mcg/L, ở người hút thuốc là từ 0 đến 5 mcg/L. Nồng độ CEA bất thường là cao hơn mức bình thường, có thể là do các ung thư như:
- Ung thư đại tràng: CEA trung bình là 56 mcg/L, có thể lên đến 1000 mcg/L.
- Ung thư dạ dày: CEA trung bình là 24 mcg/L, có thể lên đến 200 mcg/L.
- Ung thư phổi: CEA trung bình là 40 mcg/L, có thể lên đến 300 mcg/L.
Tuy nhiên, nồng độ CEA cao không phải lúc nào cũng là do ung thư, mà còn có thể do các bệnh lý khác như:
- Viêm phổi, viêm gan, viêm loét dạ dày tá tràng, polyp trực tràng, bệnh vú lành tính, …
- Hút thuốc, uống rượu, dùng thuốc chống đông máu, …
- Mang thai, kinh nguyệt, tiền mãn kinh, …
Do đó, xét nghiệm CEA không thể sử dụng đơn độc để chẩn đoán ung thư, mà phải kết hợp với các xét nghiệm khác như siêu âm, nội soi, chụp cắt lớp, sinh thiết…
Được phục vụ quý khách là vinh dự của chúng tôi !
Khoa Xét nghiệm – Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn